Quanh năm, Đạo giáo có nhiều dịp thông thường hay ngoại thường cử hành các pháp hội. Hoặc ba ngày, năm ngày, nhiều có thể lên đến một tháng hay ba tháng. Tuy khác nhau về mục đích cũng như thời lượng nhưng đều có một điểm chung: Mọi pháp hội từ Ba ngày trở lên đều buộc phải khởi đầu bằng Khai Đàn Khoa Nghi.
ảnh internet
Khai đàn khoa nghi nhằm mục đích: Nhắc nhở Đạo chúng rằng bản thân thuộc tông đàn nào. Đồng thời, tất cả khoa nghi sắp tới bản thân làm không phải là nhân danh mình, nhưng nhân danh tông đàn của tôi. Cầu xin các đời tổ sư chứng minh pháp hội sắp diễn ra. Qua đó tạo một cầu nối giữa trời và đất hầu kéo sự phù trì của chúng thánh xuống nhân gian.
Nói sơ qua về tông đàn: Tông đàn, khác với tông phái, là một khái niệm trừu tượng ám chỉ kho tàng của Tổ sư đương phái được thụ lãnh từ Đại Đạo. Kho tàng này được truyền thụ cho các đời đệ tử, và là cội nguồn của sở học cùng thần chức của tông phái. Đơn cử, khi xưa Trương thiên sư được lão quần truyền trao đan phù, về sau nhờ đó mà đắc đạo phi thăng. Đệ tử ngài kế tự kho tàng của ngài mà sử dụng và ngày một phát triển thêm. Đó là Chính Nhất Huyền Đàn vậy. Các Pháp phái cổ xưa còn có Thượng Thanh Pháp Đàn, Linh Bảo Huyền Đàn, Tịnh Minh Pháp Đàn. Bốn tông đàn này ề nhau quy hợp thành một đại tông đàn là Vạn Pháp Tông Đàn.
Toàn Chân Tông Đàn cũng không ngoại trừ lẽ đó. Thuở xưa kia, Chí Thánh Đông Hoa Đế Quân hóa thân hạ giáng thành Vương Thiếu Dương tổ sư. Ngài đốn ngộ Toàn Chân Pháp Môn mà truyền thụ lại cho Chung Ly tổ. Chung Ly tổ truyền Lữ tổ, Lữ tổ truyền Vương Trùng Dương Tổ sư. Vương tổ truyền Thất Chân, sau này Thất Chân Bát Phái loan truyền phép Đạo đến muôn nơi. Lại nữa, khi xưa, Khâu Tổ được thụ lãnh từ Ngọc Đế pháp chức “Đại La Thiên Tiên Trạng Nguyên”. Nhờ pháp chức này, Đạo sĩ Long Môn nói riêng hay Đạo sĩ Toàn Chân nói chung không ngừng tác hành khoa nghi mà dâng muôn dân cho Đại đạo, hầu kéo về cho chúng sinh muôn ơn minh-hiển. Tóm lại, không phải do khởi nguồn là Đông Hoa Đế Quân hay có Tổ sư là Khâu Đại Trạng Nguyên mà ta được gọi là Hỗn Nguyên Tông Đàn, nhưng là do kế thừa và phát triển kho tàng của các ngài mà làm lợi cho chúng sinh.
Khái quát các phần trong Khai Đàn Khoa Nghi:
1, Bộ hư, Cử thiên tôn, Điếu quải
2, Bạch Văn Triệu Tướng
3, Khai Đàn Phù Mệnh
4, Tụng Bảo Cáo, Tống phù
Nguồn: Long Môn Việt Nam