Hậu Thổ Nương Nương thánh đản 18.3 âm lịch

Chủ nhật, 28/04/2024, 22:31 GMT+7

Hậu Thổ là một trong Tứ Ngự (hoặc Lục Ngự, hoặc Thất Bảo). Đây là một trong những vị tôn thần tối cao của Đạo giáo. Trong các văn khấn dân gian, ta thường nghe “Hoàng Thiên Hậu Thổ”, “Hoàng Thiên” có thuyết nói là Ngọc Hoàng, lại có người truyền là Thiên Hoàng Đại Đế. Song, “Hậu Thổ” tuyệt nhiên chính là Hậu Thổ Hoàng Địa Chi.

Nguồn: Long Môn

Tranh Hậu Thổ Nương Nương


Tư tưởng thờ kính Hậu Thổ vốn xuất hiện từ sớm. Vốn 5 chữ “Hậu Thổ Hoàng Địa Chi” đã có từ thời Chiến Quốc. Hậu Thổ và Hoàng Địa là tên riêng, còn từ Chi mang nghĩa thần linh. Từ này được dùng theo sự cổ kính của việc thờ phượng Hậu Thổ lâu đời. Những danh hiệu có chữ “Chi” mang tính sắc phong cố định cho một vị thần. Việc thờ phụng Hậu Thổ trong cung điện vua chúa, đưa vào Hoàng điển (Hoàng lễ) đã có từ thời nhà Hán – những buổi đầu của Đạo giáo. Đến đời nhà Tống, đạo chúng tri thức hơn về Thần hệ, người ta sắp xếp Ngài vào một trong Tứ Ngự - những vị cai quản vũ hoàn.
Hậu Thổ ngự nơi Cửu Hoa Ngọc Khuyết cung, Thất Bảo Hoàng Phòng. Trong Hoàng Lục Đại Tiếu Lập Thành Nghi có ghi: “Hoàng dã, vạn sắc chi tổ dã”, màu vàng là trung tâm, là tổ tông của vạn sắc, biểu thị sự tôn quý của sắc màu này. Cửu Hoa Ngọc Khuyết hay Thất Bảo Hoàng Phòng đều là danh từ mỹ miều, ám chỉ sự tôn quý của Hậu Thổ. Ngài là chủ tể, án ngự nơi đất đai này.

Hậu Thổ nương theo Đức của Trời mà hành sự, lại chủ chấp quyền bính của âm dương trong tay. Ngài được xem như là vị tôn thần cai quản giao thoa của âm và dương. Bởi lẽ, nơi đất đai này, có âm dương giao hòa, vạn vật mới sinh dưỡng khắp cùng, hoa lá triển nở, thú vật sinh sôi. Sự chủ chấp âm dương mô tả Đức chan hòa và nuôi dưỡng chúng sinh. Như thế, Hậu Thổ có đức nhu thuận (nương theo Trời) nhưng không hẳn là thấp kém, mà đủ đầy uy nghiêm, vĩ đại, nuôi dưỡng vạn vật.
“Đạo” suy tôn nơi Hậu Thổ là sự “hàm hoằng quang đại”, tức là cất giấu, khiêm nhu nhưng luôn khai khuếch mở rộng, ban phát cho chúng sinh. Hậu Thổ hàm lấy “quang” ấy, nhưng cũng ban phát “quang” ấy cho vạn hữu. “Đức” nơi Hậu Thổ chính là “nhu thuận lợi trịnh”. Càn “Nguyên Hanh Lợi Trinh”, thì Khôn hàm súc “Nhu thuận lợi trinh”. Đất thuận theo Trời, Đất hàm chứa, chung chia sự đẹp, khiến cho đất đai sinh lợi và trường tồn. Sự nhu thuận của đất khiến vạn vật được nuôi dưỡng và hàm ơn đất đai. Con người sinh sống, lao tác, ăn ở trên đất và chết xuống cũng kí gửi mình với đất. Điều đó tựa như một sự tin tưởng tuyệt đối, phó thác nơi đất mẹ.

Hậu Thổ Nương Nương thánh đản nhằm ngày 18/3 Nông lịch. Dịp này, đạo chúng năng trì tụng danh hiệu, bảo cáo, nguyện cảm tạ ơn dưỡng dục, sinh dưỡng của đất đai, lại kì nguyện được bảo hộ bình an, mạnh khỏe.
Hậu Thổ bảo cáo:
Chí tâm quy mệnh lễ.
Cửu Hoa Ngọc Khuyết, Thất Bảo Hoàng Phòng. 
Thừa Thiên bẩm mệnh chi kì
Chủ chấp âm dương chi bính
Đạo suy tôn nhi hàm hoằng quang đại 
Đức số súc vu nhu thuận lợi trinh 
Hiệu pháp Hạo Thiên,
Căn bản dục khôi nguyên chi mĩ
Lưu hình phẩm vật
Sinh thành thị mẫu đạo chi nhân
Nhạc độc thị y, sơn xuyên hàm trượng
Đại bi đại nguyện đại thánh đại từ
Thừa Thiên hiệu pháp, Hậu Thổ Hoàng Địa Chi.

Ý kiến của bạn
  • Hỗ trợ
    0935.118.118
    0968.488.488
     
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn