Ngày 23 tháng Chạp, đạo chúng cung nghênh dịp Cửu Thiên Đông Trù Ti Mệnh Thái Ất Nguyên Hoàng Định Phúc Tấu Thiện Thiên Tôn Táo Quân về Trời tấu sự. “Đông Trù Ti Mệnh chủ; Tứ Phúc Tiêu Tai Tôn; Thăng thiên triều Thượng Đế; Hạ giới hóa chúng sinh”.
Nguyên Hoàng Tấu Thiện Thiên Tôn, được biết với tên gọi gần gũi hơn là “Táo Quân”, “Đông Trù Ti Mệnh”. Ngài còn có tên gọi khác như “Định Phúc Tấu Thiện Thiên Tôn”. Trong trai đường, Ngài được cung phụng là “Hương Trù Diệu Cung Thiên Tôn”, danh xưng này hằng được xưng tụng lúc đạo chúng tề tựu trang nghiêm trước khi dùng bữa. “Cung dưỡng chú” viết: “Cung dưỡng tam thiên giáo chủ thanh tĩnh pháp thân, mãn không thánh chúng vô lượng quần chân. Thử mễ nhất lạp, vân trù bảo đỉnh, phanh vi pháp soạn, dị hương mãn không, quảng bị thập phương, chiếu lâm đại chúng. Pháp giới nhân thiên, phổ đồng cung dưỡng. Chí tâm xưng niệm Hương Trù Diệu Cung Thiên Tôn bất khả tư nghị công đức.” Cả đoạn chú này nhằm nói rõ thức ăn vật thực không chỉ dùng cho ta mà còn phổ đồng cung dưỡng nhân, thiên, quảng kết Tam Duyên vậy.
Từ thời Hán đến nay, bất luận hoàng cung điện nội hay thường dân bá tánh, nhà nhà đều cung phụng Táo Thần. Luận Hành viết: “Môn-Hộ, nhân sở xuất nhập. Tỉnh-Táo, nhân sở dục thực”. Tỉnh thần tức thần cai quản nguồn nước giếng sinh hoạt, Táo Thần tức vị án ngự bếp lửa, nuôi sống con người, tượng trưng cho sự ấm áp ngôi gia. Hai vị một thủy một hỏa, hỗn hợp phản nguyên. Ở nhà nhà, thường có 6 vị thần: Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần, Táo thần, Xí thần, Địa Cơ Thần quản lĩnh. Trong đó, Táo đứng đầu Lục Thần.
Táo Thần đi cùng hai vị thần, một vị cầm “Thiện quán”, một vị chủ “Ác quán”. Các vị ghi nhận, tập hợp mọi hành vi của gia đình và bẩm cáo cho Ngọc Hoàng vào các dịp ấn định trong năm. Ngày 23 tháng Chạp, là ngày Táo quân về trời, bẩm cáo Ngọc Hoàng những việc gia đình nơi hạ giới đã làm trong cả năm qua.
Táo, kì thực một năm không chỉ có ngày 23 mới về trời, cứ vào dịp Canh Thân, Giáp Tý, cả Táo và Tam Thi Cửu Trùng đều lên trời tấu sự. Trong đó, Táo Quân là sứ giả của Bắc Đẩu, Tam Thi Cửu Trùng là sứ giả của Tam Quan Đại Đế. Bắc Đẩu chủ khẩu-thiệt, nên Ti Mệnh Táo Quân thường biết ngôn-sự. Tam Thi Cửu Trùng ngự tại tam quan, cửu khiếu nên tỏ rõ hành vi nơi thân. Lại có Tam Thai Hoa Cái Tinh Quân án ngự tâm hồn, thường quán chiếu tâm khảm. Theo đó, Tam thai, Tam Thi Cửu Trùng, Bắc Đẩu lần lượt quản lĩnh Tâm, Thân, Khẩu, tội và phúc chúng sinh. Người ta quan niệm Táo Quân tấu thiện, Thi-Trùng tấu tội, vào dịp này đều đồng tấu thượng thiên. Thế nên, trong Từ Táo Nghi có câu: “Đông Trù Ti Mệnh lễ Nguyên Hoàng/Canh Thân Giáp Tý tấu thượng thiên/Mỗi nhật Táo tiền đa ô uế/Kim triều kì đảo bảo bình an”.
Nay, nhằm dịp 23 tháng Chạp, kính mong quý đạo hữu thành tâm xưng niệm bảo cáo, nguyện di hung hóa cát. Cầu Đông Trù Ti Mệnh Táo Vương Phủ Quân “thượng thiên ngôn hảo sự; hạ giới bảo bình an”.
Đạo chúng đốt hương thượng đèn, kiền thành khởi chúc Đông Trù Ti Mệnh, Cửu Linh Cửu Hoàng, Định Phúc Phủ Quân, Hương Trù Diệu Cung Thiên Tôn. Cửu Thiên Vân Trù, Giám Trai Sứ Giả. Đông Phương Giáp Ất, Mộc Đức Táo Quân. Nam Phương Bính Đinh, Hỏa Đức Táo Quân. Tây Phương Canh Tân, Kim Đức Táo Quân. Trung Ương Mậu Kỷ, Thổ Đức Táo Quân. Ngũ Phương Ngũ Đức Táo Quân. Táo Công Táo Mẫu, Táo Tử Táo Tôn, Táo Phủ quyến chúc, đại tiểu uy linh. Ti Phúc Ti Lộc Táo Quân, Củ Công Kỷ Quá Táo Quân, Thưởng Thiện Phạt Ác Táo Quân, Giáng Phúc Bố Đức Táo Quân. Khảo Thiện Thư Lại, Lục Ác Phán Quan, Bàn Sài Đồng Tử, Vận Thủy Lang Quân, Tuyển trai bạn cung, hiệu chức thần viên, tam giới thập phương, nhất thiết chân tể. Nguyện quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, chúng thánh đồng triêm, giáng phúc xá tội, bảo hộ gia đình bình an mạnh khỏe.
Chí tâm quy mệnh lễ: Nhất gia chi chủ, ngũ tự chi tôn; Ti hầu thiệt vu bắc đẩu chi trung, sát thiện ác vu đông trù chi nội; Tứ phúc xá tội, di hung hoá cát; An trấn âm dương, bảo hựu gia đình; Hà tai bất diệt, hà phúc bất tăng; Hữu cầu giai ứng, vô cảm bất thông. Đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ. Cửu Thiên Đông Trù Ti Mệnh, Táo Vương Phủ Quân Nguyên Hoàng Định Phước, Hộ Trạch Thiên Tôn.
Nguồn: Long Môn