15.1 Thượng Nguyên Thiên Quan Tứ Phúc Thánh Đản

Chủ nhật, 25/02/2024, 08:20 GMT+7

Ngày Rằm tháng Giêng, nhằm Thượng Nguyên tiết, Đạo giáo khánh hạ Thượng Nguyên Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan Diêu Linh Nguyên Dương Đại Đế Tử Vi Đế Quân thánh thọ. Thiên Quan Đại Đế là bậc Kim Dung Ngọc Tướng, kết tự khí Nguyên Dương, ngự tại nơi Thượng Đế, hai bên có muôn số thần tiên hầu cận. Như có kinh viết: “Thượng Nguyên Nhất Phẩm Cửu Khí Thiên Quan Tử Vi Đế Quân, do Diên Sinh phù, Thuỷ Dương khí mà kết thành chí chân. Ngài ngự Huyền Đô Nguyên Dương Thất Bảo Tử Vi Thượng Cung Bích Hà điện, toạ Ngũ Sắc Vân, trên Tử Kim sàng, ghế Bích Lâm, chấp trong tay Thanh Ngọc khuê, tả hữu có thần tiên hai ban thị vệ”.

Nguồn: Long Môn

Lý giải danh hiệu: Thượng Nguyên nghĩa là Thượng Nguyên Giáng/Hàng Thánh. Gọi là Thượng Nguyên giáng thánh là bởi Thiên Quan hằng phu hựu chúng sinh, giáng thế ban phúc. Gọi là Thượng Nguyên hàng thánh là bởi Ngài tổng lý chư thiên thượng đế chư hậu nguyên quân, uy nghiêm cao sang khôn cùng. “Tứ Phúc” là vì được đức quẻ Thái mà vạn vật Đại Tráng, tức là triêm ân của Thiên Quan vậy. Gọi Ngài là Thiên Quan, vì xuất vào tháng Giêng, Càn Quái vi Thiên vậy. Gọi “Diêu Linh” là bởi tuy xa biệt nơi cửu trùng bách ức vạn lý nhưng linh nghiệm cảm ứng chỉ trong sát na; dù ta nghĩ tưởng gì Ngài cũng thấu tỏ từ xa. Nguyên Dương, tức Thủy Dương khí vậy.

Thượng Nguyên có nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm Nông lịch. Lý giải gốc gác danh từ “Thượng Nguyên”, “Tuế thời tạp ký” thuyết rằng Đạo giáo gọi Rằm tháng Giêng là Thượng Nguyên, Rằm tháng Bảy là Trung Nguyên và Rằm tháng Mười là Hạ Nguyên. Hợp xưng Tam Nguyên. Kể từ đời Đông Hán, Ngũ Đấu Mễ Đạo, sau là Thiên Sư Đạo hưng thịnh, tín ngưỡng Thiên - Địa - Thuỷ Tam Quan trước đó được tiếp thu và sùng bái cực độ, đến nỗi tín đồ Thiên Sư Đạo hằng tuân thủ phép kì đảo “Tam Quan thủ thư” và ảnh hưởng đến cả các quân chủ đương thời. Thiên Sư Đạo tín nhận Thiên Quan Tứ Phúc, Địa Quan Xá Tội, Thủy Quan Giải Ách, lại thuyết Thiên Quan sinh nhằm Rằm tháng Giêng, Địa - Thuỷ nhị quan lần lượt sinh vào dịp Rằm tháng Bảy và tháng Mười.

Thời Nam - Bắc triều, Tam Quan và Tam Nguyên dung hạp, gắn liền với các lễ hội lớn trong Đạo giáo. Ngô Tự Mục đời Nam Tống viết trong “Mộng lương lục” rằng: “Chính nguyệt thập ngũ nhật là dịp Thượng Nguyên Thiên Quan tứ phúc”. Thiên Quan Đại Đế toàn xưng Thượng Nguyên Nhất Phẩm Tứ Phúc Thiên Quan Tử Vi Đại Đế. Thiên Quan Đại Đế lệ thuộc Ngọc Thanh Cảnh, tổng quản Thượng Chân Tự Nhiên Ngọc Hư Cao Hoàng Thượng Đế, Chư Thiên Đế Vương, Thượng Thánh Đại Thần, quốc chủ, đại thần, hoàng hậu, hoàng phi, chư vương, thái tử, bách quan quyến thuộc, thiên hạ nhân dân, nhất thiết quý tiện tội phúc. Cũng xuất hiện trong thuở Nam - Bắc triều, Nhân Duyên Kinh nói: “Chính nguyệt thập ngũ nhật, Thượng Nguyên Cung Chủ Nhất Phẩm Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan Tử Vi Đại Đế… cùng hạ giáng nhân gian, giáo định tội phúc”. 

Tam Quan Sám viết:  “Thiên Quan chi tôn, xuất tự vô cực, sinh vu Thái cực, khung lung cao minh, danh viết Thượng Nguyên. Phúc trù vạn vật, chủ tể quần sinh, thanh xú vô văn, trẫm triệu võng trắc, nhật nguyệt tinh thần huyền kỳ tượng, xuân hạ thu đông tuyên kỳ khí, nhất nguyên tiềm phu, ngũ hành mặc vận, phong đình cổ đãng, vũ lộ tư nhuận, duy kỳ thái nhi đại tráng, sở dĩ sinh vu chính nguyệt, tiến cụ vu càn dã. Thị cố dĩ ti hiệu viết Thiên quan”. Trong Tam Quan, Thiên Quan đứng đầu. Ngài hoài thai trong Nguyên Thủy Thiên Tôn vào khi hết thảy còn mịt mùng, xuất thế ngay trước khi âm dương phân tách. Ngài quản trị trời cao thẳm và tất cả những gì thuộc về nó, nên xưng là Thượng Nguyên vậy. Giống với đức của trời, ngài thường ôm ấp và chở che hết muôn dân vạn loài. Ngài treo trời trăng sao mà soi đường chúng đi, điều hành bốn mùa mà nuôi dưỡng tất cả. Tháng Giêng quẻ Thái ấy là khi Càn quái viên mãn, âm dương giao hòa. Càn là Thiên, vậy nên lấy vọng đầu xuân làm ngày Thánh đản hầu tứ phúc chúng sinh.
Thái Thượng Đỗng Huyền Linh Bảo Tam Nguyên Phẩm Giới Công Đức Khinh Trọng Kinh thuật rằng dịp Thượng Nguyên, Cao Hoàng Ngọc Đế, Chư Thiên Đại Thánh Chúng, Thập Phương Chư Thiên Đại Thần, Vô Cực Thái Nhất, Nam Cực Thượng Chân, Diệu Hoành Chân Nhân, Chư Thiên Nhật Nguyệt Tinh Tú, Tuyền Ky Ngọc Hành, Vô Ưởng Thánh Chúng, nhất thiết tôn thần tập hội khảo giáo chúng sinh, công quá bộ lục. 

Dịp này, kẻ nào kiền tâm thủ tạ, lễ bái Tam Quan, quy y Tam Bảo, có thể được phúc Thiên Quan tứ phúc, Địa Quan xá tội, Thuỷ Quan giải ách. 
"Nhất chú chân hương lô nội phần; 
Tam Nguyên tam phẩm tẫn dao văn; 
Thử hương nguyện đạt Tứ Phúc Phủ; 
Tấu thỉnh Xá Tội Giải Ách Tôn".

Tam Quan bảo cáo: Chí tâm quy mệnh lễ; Duy tam thánh nhân, Nãi nhất thái cực; Phổ thụ hạo kiếp gia chi mệnh; Đỉnh ưng vô lượng phẩm chi bao; Tử vi thanh hư đỗng âm,Tổng lãnh công quá; Tứ phúc xá tội giải ách, Phổ tế tồn vong; Đạo quan chư thiên, ân đàm tam giới; Đại bi đại nguyện, Đại thánh đại từ. Tam nguyên tam phẩm, Tam Quan Đại Đế. Tam cung cửu phủ, Ứng Cảm Thiên Tôn.
Thiên Quan bảo cáo: Chí tâm quy mệnh lễ. Huyền Đô Nguyên Dương. Tử Vi Cung trung. Bộ tam thập lục tào. Giai cửu thiên vạn chúng. Khảo giáo đại thiên thế giới chi nội. Lục tịch thập phương quốc thổ chi trung. Phúc bị vạn linh. Chủ chúng sinh thiện ác chi tịch. Ân đàm tam giới. Trí chư tiên thăng giáng chi ti. Trừ vô vọng chi tai. Giải thích túc ương. Thoát sinh tử chi thú. Cứu bạt u khổ. Quần sinh thị lại. Xuẩn động hàm khang. Đại bi đại nguyện. Đại thánh đại từ. Thượng Nguyên Cửu Khí, Tứ Phúc Thiên Quan Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế Tử Vi Đế Quân, Tổng Chân Ứng Hiện Thiên Tôn.

 

KÍNH LỄ THƯỢNG NGUYÊN 


“Lương Nguyên Đế chỉ yếu” nói: Thượng Nguyên là Thiên Quan tứ phúc; Trung Nguyên là Địa Quan xá tội; Hạ Nguyên là Thuỷ Quan giải ách”. Có thể thấy, tín ngưỡng về Tam Nguyên vốn có từ lâu đời. Tam Nguyên Tam Phẩm Tam Quan Đại Đế là các vị “tất tế tôn thần” - buộc phải cung phụng không chỉ với Đạo giáo mà còn là với hoàng cung điện nội, bá quan văn võ và thần dân bách tính thuở xưa nay. 
Thời Minh, trong “Tam giáo sưu thần đại toàn”, quyển “Tam Nguyên Đại Đế” nói: “Thượng Nguyên Nhất Phẩm Thiên Quan Tứ Phúc Tử Vi Đế Quân thánh đản nhằm Rằm tháng Giêng”. Dịp này, lưu truyền một phong tục cung phụng Thiên Quan Đại Đế. Nay xin được giới thiệu đến đạo chúng. Đại để theo quy trình: Tụng tịnh tâm, tịnh thân, tịnh thiên địa thần chú — kim quang chú — thắp đèn — niệm bảo cáo và các chú — viết trên giấy đỏ — cung phụng.
Tịnh tâm thần chú: Thái Thượng Thai Tinh, ứng biến vô đình, khu tà phược mị, bảo mệnh hộ thân, trí tuệ minh tịnh, tâm thần an ninh, tam hồn vĩnh cửu, phách vô tán khuynh. 
Tịnh thân thần chú: Linh Bảo Thiên Tôn, an ủy thân hình, đệ tử hồn phách, ngũ tạng huyền minh. Thanh Long, Bạch Hổ, đội trượng phân vân. Chu Tước, Huyền Vũ, hộ vệ ngã thân.
Tịnh thiên địa thần chú: Thiên Địa tự nhiên, uế khí phân tán, đỗng trung huyền hư, hoảng lãng thái nguyên. Bát phương uy thần, sử ngã tự nhiên. Linh Bảo Phù Mệnh, phổ cáo cửu thiên. Càn La Đáp Na, đỗng cang thái huyền. Trảm yêu phược tà, độ nhân vạn thiên. Trung Sơn thần chú, Nguyên Thủy Ngọc Văn. Trì tụng nhất biến, khước bệnh diên niên. Án hành Ngũ Nhạc, Bát Hải tri văn. Ma vương thúc thủ, thị vệ ngã hiên. Hung khí tiêu tán, Đạo khí trường tồn.
Kim Quang thần chú: Thiên địa huyền tông, vạn khí bổn căn. Quảng tu ức kiếp, chứng ngô thần thông. Tam giới nội ngoại, duy đạo độc tôn. Thể hữu kim quang, phúc ánh ngô thân. Thị chi bất kiến, thính chi bất văn. Bao la thiên địa, dưỡng dục quần sinh. Thụ trì vạn biến, thân hữu quang minh. Tam giới thị vệ, ngũ đế ti nghênh. Vạn thần triều lễ, dịch sử lôi đình. Quỷ yêu táng đảm, tinh quái vong hình. Nội hữu phích lịch, lôi thần ẩn danh. Động tuệ giao triệt, ngũ khí đằng đằng. Kim quang tốc hiện, phúc hộ chân nhân”.
Sau khi tụng chú, đặt một ngọn đèn ở phương Nam (nên là đèn sáp, hoặc đèn dầu nhưng để ít dầu), người chủ lễ theo đó cũng hướng mặt về phía Nam. Sau đó dùng một miếng giấy đỏ đặt dưới đèn. Kế, thắp đèn lên, sau đó tụng bảo cáo và thần chú theo trình tự sau:

Thiên Quan bảo cáo: Chí tâm quy mệnh lễ: Huyền đô nguyên dương, tử vi cung trung; bộ tam thập lục tào, giai cửu thiên vạn chúng, khảo giáo đại thiên thế giới chi nội, lục tịch thập phương quốc thổ chi trung, phúc bị vạn linh, chủ chúng sinh thiện ác chi tịch, ân đàm tam giới, trí chư tiên thăng giáng chi chi, trừ vô vọng chi tai, giải thích túc ương, thoát sinh tử chi thú, cứu bạt u khổ, quần sinh thị lại, xuẩn động hàm khang, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Thượng Nguyên Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan, Diệu Linh Nguyên Dương Đại Đế, Tử Vi Đế Quân (tam xưng tam khấu).

Thiên Quan thần chú: Chân đô nguyên dương, tử vi chi tôn, tự nhiên đại thánh, tứ phúc thiên quan, thống nhiếp thiên tướng, khu sử quỷ thần, minh chung kích cổ, thừa xa tử vân, đội trượng thiên vạn, thống lĩnh thiên binh, địch trừ hung uế, khu trọc thần thanh, Ngọc Đế hữu sắc, cứu hộ quần luân, khiển tà quy chính, bảo mệnh trường tồn, cấp cấp như luật lệnh.

Địa Quan bảo cáo: Thanh linh đỗng dương, bắc đô cung trung, bộ tứ thập nhị tào, giai cửu thiên vạn chúng, chủ quản tam giới thập phương cửu địa, chưởng ác ngũ nhạc bát cực tứ duy, thổ nạp âm dương, hạch nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch, từ dục thiên địa, khảo chúng sinh lục tịch họa phúc chi danh, pháp nguyên hạo đại nhi năng ly cửu u, hạo kiếp thùy quang nhi năng tiêu vạn tội, quần sinh phụ mẫu, tồn một triêm ân, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Trung Nguyên Thất Khí Xá Tội Địa Quan, Đỗng Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân (tam xưng tam khấu).

Địa Quan thần chú: Trung nguyên xá tội, thất khí nguyên quân, thái dương đỗng diệu, chủ địa chi tôn, linh quân đại thánh, xã tắc chi thần, ti sinh vạn vật, trường dưỡng quần sinh, địch trừ hung ác, tảo đãng ma tinh, thừa long khóa hổ, du biến càn khôn, quyên tiêu cửu hoành, diệt ngũ ôn, lưu tường giáng phúc, dữ đạo hợp chân, cấp cấp như luật lệnh.

Thuỷ Quan bảo cáo: Dương cốc đỗng nguyên, thanh hoa cung trung, bộ tứ thập nhị tào, giai cửu thiên vạn chúng, chưởng quản giang hà thủy vực vạn linh chi sự, thủy tai đại hội kiếp số chi kỳ, chính nhất pháp vương, chưởng trường dạ tử hồn quỷ thần chi tịch, vô vi giáo chủ, lục chúng sinh công quá tội phúc chi do, thượng giải thiên tai, độ nghiệp mãn chi linh, hạ tế u quynh, phân nhân quỷ chi đạo, tồn vong giai thái, lực tế vô cùng, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Hạ Nguyên Ngũ Khí Giải Ách Thủy Quan, Kim Linh Đỗng Âm Đại Đế, Dương Cốc Đế Quân (tam xưng tam khấu).

Thuỷ Quan thần chú: Hạ nguyên giải ách, thủy phủ chi tôn, đỗng âm đại đế, dương cốc thần quân, phù tang cung chủ, thanh lãnh chi thần, thừa long hư khí, sưu tróc tà tinh, khu lôi xế điện, dịch sử phong vân, bình ba phục lãng, hải yến hà thanh, cảm hữu yêu ma, chiết nhiễu sinh linh, thốn thí vạn giáp, bất đắc lưu đình, cấp cấp như luật lệnh.

Sau khi tụng chỉ và thần chú xong, dùng giấy đỏ viết chữ "Thiên Quan tứ phúc" theo chiều dọc. Có thể dùng giấy này mà cung phụng hoặc dán trước nhà. Khi viết, nên đọc tên các thành viên trong gia đình và xin Thiên Quan phu hựu cho họ.
Cuối cùng, chỉ cần đợi cho đến khi đèn tắt một cách tự nhiên. Tờ giấy đỏ này sẽ được đốt trong dịp Thượng Nguyên năm kế, sau đó tiếp tục hành lễ mới như vậy.
(Tham khảo: Đạo Trạm)

Ý kiến của bạn
  • Hỗ trợ
    0935.118.118
    0968.488.488
     
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn