Đoan Ngọ một tiết nhật quan trọng của Đạo giáo

Thứ hai, 20/11/2023, 13:57 GMT+7

Đoan Ngọ là một trong những phong tục truyền thống của người dân phương Đông, nó là một lễ hội quan trọng. Lễ hội này mang đậm sự ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo.

Nguồn: Đạo trưởng Vương Long Hoa

Đoan Ngọ được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Thời xưa các con số được sắp xếp theo trật tự của ngũ hành, số 5 có thể vừa tốt vừa xấu theo số học phương Đông. Một mặt, nó liên kết với 5 nguyên tố tự nhiên nên có thể nói nó cũng liên kết với sự cân bằng tích cực. Nhưng do trong một vài tiếng địa phương Trung Quốc, số 5 đọc giống từ “không” nên nó cũng được xem mang hàm ý tiêu cực. Tuy nhiên, chỉ cần kết hợp con số này với từ khác, ý nghĩa của nó sẽ trở nên rất tốt (ví dụ nếu kết hợp với “cái chết” thì sẽ là “không có cái chết"). Do đó, có thể nói, con số này mang tính cân bằng. Số 5 là một trong những con số mạnh mẽ và nhiều năng lượng nhất trong số học phương Tây.

Trong một năm có khoảng 12 cặp số trùng nhau về ngày và tháng nhưng sự đặc biệt hơn cả là cặp số trùng nhau mùng 5 tháng 5 vì vậy ngày này còn được gọi là Thiên Chu Tước. Thời gian tiêu chuẩn của người xưa được tính bằng 12 thời thần, với cách tính thời thần này người xưa chia một ngày thành 12 thời, dùng địa chi để đếm giờ vì vậy mà gọi là thời thần, trong một ngày giờ Ngọ là giờ chính giữa của một ngày, Thiên Trung cũng được biểu thị bằng Ngọ thời , cho nên nó được gọi là Đoan Ngọ hay Trùng Ngọ. Trong quan niệm của người xưa mùng 5 tháng 5 là độc nhật. Sau đó theo dòng thời gian đã hình thành lên lễ tiết Đoan Ngọ, trong lễ tiêt đó lại có phong tục đua thuyền rồng, có người cho rằng đó là để tưởng nhớ nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên. Trên thực tế ý nghĩa nội hàm chính của Đoan Ngọ là tiêu trừ thời độc, thuyền rồng cũng chỉ là một phương pháp tiêu trừ. Có một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc tín ngưỡng thờ vật tổ của người Việt cổ ở phương Nam, tập tục tích độc của Đoan Ngọ ra đời muộn nhất là vào đời nhà Hán, sau khi Đạo giáo hình thành, nó đã phát huy hết khả năng của mình trong việc khứ tà tiêu tai trong thiện tràng, thâm nhập sâu vào trong phong tục Đoan Ngọ

Có ba vật phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu trong ngày Đoan Ngọ đó là đeo Thiên Sư phù, uống rượu Hùng Hoàng và treo tranh Chung Quỳ.

1. Đeo Thiên Sư phù.
Vào ngày mùng 5 tháng 5, có rất nhiều gia đình trong phòng khánh có treo Thiên Sư phù tục lệ này được hình thành từ rất sớm song trải qua một quá trình diễn hóa nó co vài nét thay đổi. Căn cứ vào Bão Phác Tử - Nội Thiên của Cát Hồng có nói: ngày mùng 5 tháng 5 đeo bùa Xích Linh ở bên thân có thể tích binh.
Đời sau đều đến ngày mùng 5 tháng 5 thường mang theo Đạo bùa cũng xuất phát từ ý nghĩa này. Từ khi mang theo Đạo bùa dần dần phát triển thành đeo bùa.

Trong phong tục của hai triều đại Minh và Thanh thì đeo Thiên Sư phù đã trở thành phong tục phổ biến của tiết Đoan Ngọ. Có một số nơi thậm chí treo nó vào đầu tháng 5 và gỡ xuống vào mùng 1 tháng 6 nên người xưa có câu rằng:
“Tuế tuế tân phù hoán cựu phù
Vũ lưu thác nghiệp hữu môn đồ.
Quân tiên hữu đạt long xà khí,
Huy sái chu hào xán họa đồ.”

Trong Hỗ Hành Tuế Sự Cù Ca có nói: tất nhiên tên của Thiên Sư phù không nhất thiết chỉ là họa phù của Thiên Sư mà chỉ là một lá phù được vẽ dưới danh nghĩa của Thiên Sư, hoặc trên lá bùa có viết hai chữ Thiên Sư để thể hiện uy quyền của Thiên Sư. Phong tục thời Tống còn dùng lá ngải cứu buộc thành hình tượng Thiên Sư cưỡi hổ rồi treo lên cửa để xua đuổi tích độc.

Ngoài việc đeo bùa người cổ xưa còn có tập tục dùng ngải cứu bện thành hình tượng Thiên Sư cưỡi trên lưng hổ, dùng củ tỏi lớn làm thành nắm tay của ngài. Đây cũng là lợi dụng uy danh của Thiên Sư để chế ngự hung tà tích độc. Tuy nhiên tập tục này ngày nay đã biến mất.
Ngoài Thiên Sư phù các hộ gia đình nhỏ còn dán những lá bùa nhỏ sặc sỡ được bọc bởi những sợi chỉ ngũ sắc, các đạo bùa dùng trong ngày này đa phần đều có nguồn gốc từ Đạo giáo.

2. Rượu Hùng Hoàng.
Trong tập tục Đoan Ngọ người ta thường pha Hùng Hoàng vào trong rượu để người lớn trẻ nhỏ uống để trừ độc, phần rượu còn lại rải khắp ở các góc nhà. Người ta nói rằng loại rượu này rất lợi hại. Căn cứ vào sự lợi hại của rượu trong Bạch Sà truyện Bạch Tố Trinh từng được Hứa Tiên cho uống rượu này, Bach Tố trinh đã hiện nguyên hình trong giấc ngủ. Hùng Hoàng ban đầu chỉ là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong thuật luyện đan của Đạo giáo, đó là một vị thuốc Đông y, trong Đồ Kinh Diễn Nghĩa bản thảo từng liệt kê nó vào Ngọc Thạch Bội Trung phẩm. Nó có công hiệu là sát tinh vật ác quỷ tà khí bách trùng độc, thắng được ngũ binh. Trong phục thực phương của Đạo giáo uống Hùng Hoàng cũng có nhiều cách, một trong những cách đó là uống với rượu nhưng nó có độc. Những phương thuốc của Cát Hồng trong Bão Phác Tử Nội Thiên cũng từng đề cập đến nó.

Trong Đạo Tạng cũng có Thần Tiên Tử Luyện Hùng Hoàng Phương lấy Hùng Hoàng làm chủ dược rượu là phụ liệu. Phương hậu có nói sau khi uống loại thuốc này trong bụng ba loại trùng sẽ bị giết chết, khai tâm minh mục, khiến cho người được uy vũ, xuống nước tránh được giao long, lên núi đuổi được hổ lang, vào trong quân doanh trừ được ngũ binh. Công hiệu của rượu Hùng Hoàng đã đến mức trở thành mê tín dị đoan khẳng định có ảnh hưởng đến dân gian và từ đó hình thành lên phong tục, tập tục uống rượu Hùng Hoàng và vẩy rượu Hùng Hoàng trong tiết Đoan Ngọ.

Ngoài rượu Hùng Hoàng ra một số địa phương còn có rượu Chu Sa. Chu Sa là dược vật cơ bản trong thuật luyện đan, so với Hùng Hoàng lại vô cùng quan trọng đồng thời nó cũng là nguyên liệu phổ biến dùng khi họa phù, cách sử dụng rượu Chu Sa cũng xuất phát từ trong Đạo giáo. Có một số nơi người ta cho thêm Xương Bồ vào trong rượu, người ta gói đó là Phiếm Xương Bồ. Xuong Bồ cũng là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đạo giáo, người ta tin rằng tác dụng của nó là tích trùng độc, khứ tam thi vì vậy Xương Bồ cũng là một biểu hiện ảnh hưởng của Đạo giáo đối với phong tục dân gian trong ngày Đoan Ngọ.
Hùng Hoàng có độc và thực sự nó là một loại dược vật ức chế sự phát triển của côn trùng và vi khuẩn. Người đương thời nói chung không còn sử dụng nó để pha rượu nhưng trong tiết Đoan Ngọ tại các vùng nông thôn vẫn còn sử dụng rượu Hùng Hoàng để vẽ mặt cho trẻ nhỏ hơn nữa nó còn được rắc vào các góc trong nhà giống như một loại thuốc diệt côn trùng.

3. Treo tranh Chung Quỳ.
Một nội dung phổ biến trong phong tục tiết Đoan Ngọ là treo tranh Chung Quỳ. Chung Quỳ là một vị tướng then chốt trong việc tróc quỷ, chân dung của ông thường được vẽ là một kẻ ngang ngạnh hung dữ và đáng sợ với râu xoăn trợn mắt, ngang lưng có đeo bảo kiếm đôi tay nổi gân guốc xương xẩu hoặc muốn bắt lấy những kẻ tham lam đầy dục vọng hoặc hai tay xé quỷ như muốn ăn chúng.

Sự xuất hiện của Chung Quy có liên quan đến hoàng đế Đường Huyền Tông theo các học giả thời Tống vào khoảng giữa các năm niên hiệu Khai Nguyên vua Đường Minh Hoàng( Dường Huyền Tông) từng nói đến Vũ Linh Sơn, sau khi trở về hoàng cung ông ta mắc chứng ngược tật( bệnh sốt rét) điều trị một tháng mà không khỏi. Bỗng một đêm nằm mơ thấy hai con quỷ một to một nhỏ, con quỷ nhỏ một chân đi khập khiễng lại mù chỉ còn một mắt, đã lấy trộm túi tử hương của Dương quí phi và ống sáo của Đường Minh Hoàng rồi chạy trốn quanh điện, con quỷ lớn đội mũ cởi trần lộ ra hai cánh tay, chân mang ủng, tóm lấy con quỷ nhỏ khoét mắt của nó ra và ăn mắt của nó. Vua hỏi con quỷ lớn: ngươi là ai? Nó đáp rằng: hạ thần là Chung Quỳ đến đây xin ứng võ nhưng không được, thề với bệ hạ rằng sẽ trừ đi hết yêu nghiệt trên thế gian. Sau khi Đường Minh Hoàng được báo mộng bệnh của ông cũng khỏi. Vì vậy mà ông gọi họa công Ngô Đạo Tử để ông ấy vẽ hình tượng Chung Quỳ, phân phát và ban bố cho các quan đại thần. Bằng cách này phong tục sử dụng tranh Chung Quỳ để đuổi quỷ đã được hình thành.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu của nhiều học giả Minh Thanh tín ngưỡng Chung Quỳ có thể có từ rất sớm và muộn nhất là vào thời kỳ Nam Bắc triều đã từng có danh xưng Chung Quỳ, điều này cho thấy danh nghĩa anh võ của ông đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Một số người nói rằng Chung Quỳ được viết thành Chung Quỳ( Chung có nghĩa là kết thúc, Quỳ có nghĩa là họ Quỳ). Ban đầu nó có âm là Trùy mà trùy là một loại vũ khí thường để đánh quỷ vào thời cổ đại. Bằng cách này hình tượng của Chung Quỳ không chỉ xuất hiện vào thời Đường Minh Hoàng mà nó đã trở nên phổ biến trên khắp nước vì mệnh lệnh của hoàng đế và nó bắt nguồn từ phong tục dân gian Trung Quốc.

Hình tượng Chung Quỳ này từ sau khi Ngô Đạo Tử vẽ, có rất nhiều họa gia tham ra vẽ nó, vì vậy nó trở thành một hình tượng rất phong phú và đa dạng, căn cứ vào Quách Nhược trong Đồ Họa Kiếm Văn Chí có nói: xưa Ngô Đạo Tử vẽ Chung Quỳ mặc áo màu xanh một chân đi ủng, một mắt mù, lưng cài triều hốt đầu đội mũ, đầu tóc bù xù dùng tay trái để bắt quỷ tay phải dùng để khoét mắt, bút pháp tù kính bức bách có lực, nó thực sự là một kiệt tác trong hội họa. Sau khi ông vẽ xong ông đã dâng lên hoàng đế, hoàng đế vô cùng nâng niu trân trọng nó và treo trong phòng ngủ của mình. Một hôm ông cho triệu Hoàng Thuyên đến để chiêm ngưỡng, Hoàng Thuyên khi nhìn thấy liền khen ngay. Vua nói với Hoàng Thuyên rằng:

Đây là Chung Quỳ nếu phải dùng ngón tay tái cái để móc mắt quỷ thì nó càng thể hiện được sức mạnh, ngươi có thể đổi giùm ta xem? Hoàng Thuyên thỉnh bức tranh về nhà mình nhìn cả mấy ngày trời mà vẫn chưa xem được hết nó vì vậy mà ông cũng vẽ một bức tranh về Chung Quỳ khác dùng ngón tay cái để móc mắt quỷ, hai ngày sau cùng với bức tranh của Ngô Đạo Tử dâng lên vua. Vua hỏi ông ta: Trẫm đã nhờ ngươi đổi lại rồi tại sao ngươi lại vẽ bức tranh khác? Hoàng Thuyên đáp rằng: bức tranh Chung Quỳ của Ngô Đạo Tử vừa đầy khí lực nhãn thần đều quán chú ở ngón thứ hai không phải ngón cái vì vậy mà hạ thần không dám thay đổi. Những gì hạ thần vẽ bây giờ mặc dù không phù hợp với ý muốn của hoàng thượng nhưng nó cũng có khí lực, tất cả đều tập chung vào ngón tay cái, nên hạ thần mới dám vẽ một bức tranh khác.

Từ câu chuyện này chúng ta có thể biết rằng vào thời cổ đại có rất nhiều họa sĩ vẽ về Chung Quỳ, với tài năng nghệ thuật được phát huy của mình các bức tranh về Chung Quỳ cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên các bản mẫu vẽ về Chung Quỳ được lưu truyền từ thời nhà Đường là nhiều hơn cả vì công năng của nó là tróc quỷ, ăn quỷ, cho nên hung dữ và hung ác là đặc điểm cơ bản của nó. Mặc dù vẻ ngoài tướng mạo của Chung Quỳ tuy ác nhưng ông là một vị thiện thần và sự hung ác của ông đặc biệt nhằm vào các ác quỷ. Các bức tranh dân gian nói chung vẽ về Chung Quỳ đều nổi lên một điểm là phía trên Chung Quỳ có thêm một số con dơi từ trên trời giáng xuống tức là với ý phúc tòng thiên ứng. Đạo môn thường sử dụng ấn tín Đạo Kinh Sư Bảo đóng lên trên để gia tăng uy lực. Trong Đạo môn Chung Quỳ thường được hấp thu vào trong phả hệ thần tiên, trong họa phù cũng có khi là thiêm áp lên phù chú.

Chung Quỳ cũng có khi được cho là môn thần vì trong truyền thuyết ông vốn là trạng nguyên, vì một lần quan chủ khảo nói với hoàng thượng rằng hiềm một nỗi anh ta tướng mạo xấu xí cho nên không lấy ông làm trạng nguyên, và ông giận dữ và đã chết phía sau cửa, vì vậy người ta thường thỉnh ông là môn thần ở cửa sau

 

Ý kiến của bạn
  • Hỗ trợ
    0935.118.118
    0968.488.488
     
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn