Ngày hăm mươi hai tháng Chạp, Đạo giáo cung nghênh Vương Trùng Dương Tổ sư đản nhật. Toàn Chân Đạo, theo Kim Liên Chính Tông Ký, Tần Chí An viết: “Thị giáo dã, nguyên vu Đông Hoa, lưu vu Trùng Dương, phái vu Trường Xuân, nhi kim nhi hậu thao thao dật dật, vị khả đắc nhi tri kỳ cực dã”. Quả vậy, Toàn Chân Đạo, mạch truyền từ Đông Hoa Đế Quân, cho đến đời Vương Trùng Dương Tổ thì lập giáo, Khâu Tổ thì xiển dương toàn cõi Trung Hoa.
Nguồn: Long Môn
Ảnh internet
Vương Trùng Dương Tổ sư nguyên danh Trung Phu, tự Duẫn Khanh, còn có danh là Thế Hùng, tự Đức Uy. Sau Tổ nhập Đạo cải danh Triết, được người tiên ban tự Tri Minh, hiệu Trùng Dương Tử. Vương Tổ quê gốc tại Hàm Dương, Thiểm Tây, sinh ra trong một giai đình địa chủ, sau chuyển đến Lưu Tưởng thôn nơi Chung Nam huyện. Thuở nhỏ, Tổ thích đọc thư, sau nhập phủ học, đỗ Tiến sĩ. Kim Thiên Quyến nguyên niên (1138), Ngài ứng võ lược, đỗ giáp khoa, toại dịch danh Thế Hùng. Đương thời, Tổ hiển đạt cả hai đường văn võ nhưng vốn là Hán tộc, không được triều đình nhà Kim trọng dụng, nên chỉ giữ đến chức quan Giám Tửu (coi rượu) tại trấn Cam Hà. Tiền bạc quả không thiếu nhưng thăng tiến quan trường cùng khát vọng báo quốc không thành, khiến ngài sầu khổ. Tổ thán rằng: “Thiên khiển văn võ chi tiến lưỡng vô thành yên”. Sẵn rượu, Tổ chìm đắm trong cơn say hầu tá tửu tiêu sầu. Năm 47 tuổi, Tổ thán rằng: Khổng Tử bốn mươi tuổi không còn nghi hoặc, Mạnh Tử bốn mươi tuổi không còn động tâm, ta nay đã quá tuổi đó vẫn còn say sưa rượu thịt, hoài vọng tử kim, vậy không phải là ngờ nghệch sao? Sau liền từ bỏ công danh gia quyến mà ngao du như kẻ điên.
Năm Chính Long Kỷ Mão, Tổ 48 tuổi, tại nơi cầu Cam Hà, Vương công đang chiêu nhiên mà gặm thịt cừu thì từ xa thấy hai vị đạo nhân từ phương nam mà mặc áo lông cừu tới. Vương công trước tiên phong đạo thái của hai vị mà cấp nhanh bước bới cung tay bái phỏng. Ba người đàm luận việc thoát trật địch cấu, Vương tổ nghe được như kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy đại tỉnh giữa cơn say, nguyện cúc cung mà hầu Đạo. Sau, hai đạo nhân truyền thụ đạo pháp lại ban tự Tri Minh, hiệu Trùng Dương Tử. Đoạn, một vị chỉ tay tới hướng đông, có một đầm nước mà hỏi Vương công: Ngươi thấy gì kia không? Vương công hồi đầu, nhìn lại mà đáp: “ Thưa bảy đóa hoa sen”. Đạo nhân đáp: “Há lại chỉ dừng lại ở đó sao, từ đây sẽ có vạn đóa ngọc liên tỏa hương” - ám chỉ Toàn Chân Thất Tử, về sau truyền đạo khắp nơi, từ đây mà vạn đóa ngọc liên tỏa sắc hương khôn cùng. Sau đó hai vị biến mất, Vương công từ đây khất thực, khổ tu. Qua tới năm sau, có một lão nhân chống gậy tới nơi Vương công đang nghỉ mà nói: “Tôi ở Tây bắc đại sơn, nghe biết chân nhân tài giỏi Âm phù, Đạo đức hai kinh ấy. Nhân đang đọc học mà không tường hiểu, xin được chỉ giáo”. Vương công chần chừ không muốn đột nhiên lão nhân buông gậy, phong vũ ập đến mà biến mất. Sau Tổ đến huyện Lễ Tuyền lại gặp Đạo nhân nọ mau chóng lại mà bái phỏng. Hỏi ra vị Đạo nhân kia là người ở Bồ cập Vĩnh Lạc trấn, tên họ nhất quyết không nói. Đạo nhân chỉ điểm đến nơi Đông hải.
Năm Đại Định nguyên niên đời nhà Kim (1161), Vương Trùng Dương tại thôn Nam Thời đào một huyệt mộ và cư ngụ tại đó, lấy danh “Hoạt tử nhân mộ”, còn có hiệu “Hành tưu”. Tổ tiềm tu tu trì trong hai năm. Đến năm thứ ba, công thành đan viên, Tổ chuyển đến Lưu Tưởng Thôn. Năm thứ bảy, Tổ khất thực, rời Đông Quang để đến Sơn Đông hoằng giáo, lập ra Toàn Chân Đạo. Tổ tùy thời tùy sự mà hoằng giáo, khuyến dụ nhân sĩ, uy đức Ngài chiêu chương thần kỳ quỷ dị. Tại Sơn Đông, Ninh Hải, Tổ tuyên giảng giáo pháp, trước sau thu được bảy đồ, tục xưng Toàn Chân Thất Tử: Mã Ngọc, Tôn Bất Nhị, Đàm Xứ Đoan, Lưu Xứ Huyền, Khâu Xứ Cơ, Hác Đại Thông, Vương Xứ Nhất. Về sau thất tử đều đăng Chân, Toàn Chân Đạo lại thêm hưng thịnh.
Năm thứ sáu triều Nguyên (1269), vua phong Tổ là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Chân Quân, năm 1310 phong Tổ là Trùng Dương Toàn Chân Khai Hóa Phụ Cực Đế Quân. Toàn Chân Đạo tôn làm Bắc Ngũ Tổ. Tổ là người có sức ảnh hưởng to lớn đối với Đạo giáo đương thời, đặt nền móng cho sự hưng thịnh và phát triển của Toàn Chân Đạo. Tổ lưu truyền các tập “Trùng Dương Toàn Chân tập”, trong đó cho hơn một nghìn bài thơ thuyết giảng, lại có “Trùng Dương lập giáo thập ngũ luận”, “Trùng Dương giáo hóa tập”, “Phân lê thập”. Năm Vĩnh Lạc đời nhà Minh đều được đưa vào “Chính Thống đạo tạng”.
Nhằm dịp này, kính mong đạo chúng xưng tụng bảo cáo, cung nghênh Thánh đản. Nguyện Tổ sư gia hộ trì nâng bước trên đường tu học, dẫn lối đệ tử chúng đẳng siêu xuất mê tân, hàm đăng Đạo ngạn.
Chí tâm quy mệnh lễ: Tiên Thiên chí thánh, bất hủ kim tiên; Quảng thùy pháp lực, độ tế ngu hiền; Huy công vĩ đại, đạo pháp vạn thiên; Phiếm lạm quận châu, vạn nho thụ điểm. Tuyên dương Đạo Giáo, bất tuyệt thiệt tiêm; Ngoan thạch điểm đầu, độn xà đoán luyện; Thất chân hàm tứ, công cái lăng yên; Vị liệt kim tiên, ngọc thanh linh hiển; Thường tồn từ ái, chiếu biến đại thiên; Chí linh chân tể, chí thượng pháp nghiêm Thùy thế bất hủ, đạo phạm trường tồn; Toàn Chân Khai Hoá, Trùng Dương Đế Quân.