Đẩu Mẫu Nguyên Quân có phải là Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát

Chủ nhật, 19/11/2023, 17:24 GMT+7

Cửu Linh Thái Diệu Bạch Ngọc Quy Đài Dạ Quang Kim Tinh Tổ Mẫu Nguyên Quân, hay thường được biết đến với cái tên " Đẩu Mẫu Nguyên Quân" có một địa vị quan trọng trong niềm tin cũng như việc hành trì của kẻ tu Đạo nói riêng và tín ngưỡng Đạo Giáo nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một sự hiểu biết đúng đắn về Thần vị và Uy năng của Ngài, thường cho rằng ngài là Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát. Nay chúng ta cùng làm rõ vấn đề này

 Nguồn: Đạo Trưởng Sùng Chân

Tiên tượng Đẫu Mẫu Nguyên Quân

 


 ĐẨU MẪU NGUYÊN QUÂN , NGỌN ĐUỐC CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO - PHẬT ĐỒNG NGUYÊN !


   Khi nhìn ngắm thánh tượng Đẩu Mẫu Nguyên Quân, ta có thể thấy rõ sự tương đồng với hình tượng Ma Lợi Chi (Phác) Thiên Bồ Tát? Nhiều lần tự hỏi không biết đây có phải sự vay mượn tín ngưỡng Phật giáo, hay là một sự trùng hợp, hay là một sự dung hòa tín ngưỡng! Để làm rõ điều này ta sẽ đi dựa trên các kinh điển được trích nơi Đạo Tạng để nương theo ánh sáng Kinh Bảo mà lý giải.
  +) "Linh Bảo Lĩnh Giáo Tế Độ Kim Thư": Thái Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn nhật dĩ Tiên Thiên Dương Khí hóa sinh Ngọc Hoàng Đại Đế, Dạ dĩ Tiên Thiên Âm khí hóa sinh Đẩu Mẫu Nguyên Quân. (I) 
+) "Ngọc trì hiện kim thân, hóa sinh trí tuệ cửu bao, phóng vô cực quang minh, Hào quang thiểm thiểm diệu kim đình". Có nghĩa là Đẩu Mẫu Nguyên Quân từ tinh ba của Ngọc Trì mà hóa thân thành; Nơi ngài khởi sinh ra chín đóa hoa chiếu tỏa hào quang vô cực như thiểm điện đến tận Thiên Đình. (II)
  +) Trong " Lôi Đình Ngọc Kinh" lại chép: " Nhật cung thái dương đế quân, Lôi đình lại dĩ uy. Nguyệt phủ thái âm hoàng quân, lôi đình lại dĩ thần. Bắc đẩu cửu hoàng chân quân, lôi đình lại dĩ xu hạt" và " Bắc cực tử vi đại đế, thống lâm tam giới, chưởng ác ngũ lôi". Lời kinh có nghĩa: Lôi Đình dùng Thái dương để biểu hiện uy quyền, dùng Thái Âm mà biểu hiện thần thông, dùng Bắc đẩu cửu thần mà cai quản; Tử vi đại đế cũng chính là đấng thống uy tam giới, chưởng quản ngũ lôi. (III)
 +)  Lại thấy trong " Tiên Thiên Đẩu Mẫu Tấu Cáo Huyền Khoa" có chép trong phần Thánh Ban ( Liệt kê danh hiệu tôn thần chủ pháp) tôn hiệu của Đẩu Mẫu là :" Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế, Đẩu Mẫu Tử Quang Thiên Hậu, Ma Lợi Phác Thiên Đại Thánh, Viên Minh Đạo Mẫu Nguyên Quân". (IV)
Từ những dẫn chứng trên cùng những tri thức tiên đề về Đẩu mẫu ta có thể đưa ra một số lập luận sau:
Đẩu Mẫu là Tiên Thiên Âm khí của Đại Đạo, là hóa thân của Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế.
Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế ( không phải Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn) là Ngọc Tiêu Thiên Đế Chủ, chưởng quản lôi đình. Khi trời đất vạn vật còn đang ở trong Hỗn Độn, Tam Thanh Linh Khí kịch phát mà khởi sinh Lôi Đình. Lôi Đình đã xé tan màn đêm đặc nghịt đó để Âm Dương nhị khí được phân sinh. Đấy là Tiên Thiên Lôi Đình, tức Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn vậy. Nhưng sau đó, để vạn vật vận hành, hai khí âm dương lại phải chất phối, hòa quyện lẫn nhau mà tạo nên Hậu Thiên Lôi Đình, chính là Ngọc Tiêu Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế. Tuy Lôi Đình đều biểu hiện uy năng, thánh lực của Đại Đạo nhưng Thiên Thiên lôi đình nhấn mạnh vô khía cạnh " Đại Đạo là Động lực đầu tiên của vạn vật"; trong khi đó Hậu thiên lôi đình lại thể hiện lý thuyết " Đại Đạo mãi là Động Lực liên lỷ của mọi sự và đồng hành cùng chúng".
   Ta có thể thấy nơi đoạn trích (II) và (III) mô tả về ( Hậu thiên) Lôi Đình nắm giữ mặt trời mặt trăng, bắc đẩu thất tinh hay là có Tử Vi đại đế thống ngự Ngũ Lôi. Nếu để ý ta sẽ bắt gặp một sự tương đồng: Đẩu Mẫu Nguyên Quân không phải tay trái giữ Thái Dương, tay phải giữ Thái Âm sao? Không phải Ngài là Mẫu Thân của Bắc Đẩu cửu thần sao? Tử Vi Đại Đế là đấng nắm giữ Ngũ Lôi, phát uy tam giới, không phải cũng chính là nhi tử của Đẩu Mẫu sao? Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là sự tổng quy của những biểu hiện mô tả về Lôi Đình, hay một cách khác, Ngài là hóa thân của Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế.
   Một bằng chứng giá trị khác khẳng định luận điểm trên chính là đoạn trích (IV). Trong phần thánh ban, khi tuyên xưng danh hiệu Cửu Tiêu Đại Thần, Tổ Sư đã thêm "Đẩu Mẫu Tử Quang Thiên Hậu, Ma Lợi Phác Thiên Đại Thánh, Viên Minh Đạo Mẫu Nguyên Quân" vào phần danh hiệu của Ngọc Tiêu Thiên Lôi Tổ Đại Đế!
  => Hình ảnh Đẩu Mẫu với tạo hình Ma Lợi Phác Thiên của Phật Giáo có thể là từ một hảo ý của tổ sư nhằm thể hiện tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên ( tư tưởng Tam giáo đồng nguyên của Trung Quốc) vốn được coi như một sợi chỉ gắn kết sự đa nguyên tín ngưỡng thời bấy giờ. Dù theo niềm tin hay quan niệm tín ngưỡng nào, hễ nhìn vào thánh tượng Đẩu Mẫu Nguyên Quân đều thấy được sự an ủi sâu thẳm và tận căn. Bởi lẽ, ngài là đấng nắm giữ lôi uy trời đất, ngài là mẹ của Thất Tinh, cũng như thể mẹ của chúng ta. Nơi Ngài ta tìm kiếm nguồn ủi an, nơi Ngài ta ẩn náu!
   Với một cái nhìn biện chứng như trên, ta không còn lo ngại gì mà khẳng định: Đẩu Mẫu Nguyên Quân là một vị tôn thần Đạo Giáo, hóa thân từ Cửu Thiên Lôi Tổ Đại Đế. Ngài mang nhiều hình tượng, nhưng trong đó có một pháp tướng như thể Ma Lợi Phác Thiên Bồ Tác trong niềm tin Phật Giáo.

ma-loi-chi-thien-bo-tat

ảnh: Internet

ĐẠO GIÁO THƯỜNG THỨC : Đẩu Mẫu và Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát

Như bài trước, chúng ta đã làm rõ ràng hình tượng Đẩu Mẫu với tinh thần Hòa hợp Đạo- Phật, thì ở phần này chúng ta lại trả lời 1 số thắc mắc mà Chư vị hay hỏi như sau

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

+) Vậy ĐẨU MẪU CÓ HÌNH TƯỢNG KHÁC KHÔNG? Hay chỉ khi nhờ vào hình tướng của Ma Lợi Phác Thiên Bồ tát thì Đẩu Mẫu với có?

Xin thưa, Đẩu Mẫu vốn có những hình tượng khác, là 1 vị Nguyên Quân, ngồi trên Bạch Ngọc Quy Đài, ở nơi Ngọc Trì mà nở ra 9 bông sen quang minh hoàng sắc. Hình ảnh Nguyên bản là như thế.

+) Vậy tại sao Đẩu Mẫu có hình tướng rồi mà còn " ham hố" thêm hình tướng của Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát của Phật giáo?

Xin thưa, như bài trên đã khẳng định, Hình Tướng ấy là mang ý nghĩa hòa hợp tôn giáo mà thôi, chứ không có sự" ăn cắp" như 1 số kẻ ngoại đạo gắn ghép. Nếu mà là " ăn cắp" thì chính tôn giáo trong đất nước Trung Quốc xử lý nội bộ với nhau. Chứ không phải để 1 vài người ngoại đạo, ngoại quốc mượn cớ chê bai bêu rếu đả kích.

Ta thấy Nội phát Trung Quốc là Đạo giáo có Đẩu Mẫu - chủ trì tinh tú, Ngoại truyền Trung Quốc là Phật giáo ( Bà La Môn Ân Độ) có Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát - chủ trì tinh tú. Ở đây có sự tương đồng giữa chủ và khách. Bằng 1 tình hữu nghị hòa hợp, vị chủ này mượn hình ảnh từ vị khách để càng khẳng định với dân tộc họ là Phật giáo Ngoại truyền cũng có điểm giống, chúng ta nên hoan nghênh đón chào. Đem 2 ngài Đẩu Mẫu, Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát mà hòa hợp với nhau.

Và nhân lẽ đó, Đạo giáo cũng mạn phép vay mượn hình ảnh này để hiện hóa thành 1 pháp tướng mới của Đẩu Mẫu. Tuy là vay mượn nhưng không hoàn toàn sao chép, mà đã biến đổi đi cho hợp lý. Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát 3 đầu 8 tay nhưng Đẩu Mẫu là 4 đầu (tứ tượng) , 8 tay( bát quái) . Rồi mỗi tay có 1 pháp bảo như Nhật, Nguyệt, Bảo Xử, Hồ Thi, Pháp Linh... khác với hình ảnh Bồ tát. Đó là sự tinh tế Hòa nhập chứ không hòa tan, Đồng Nguyên chứ không Đồng Nhất.

Lại nữa, khi Đạo giáo vay mượn Ma Lợi Chi Thiên Bồ Tát, dù cho có thay đổi cho phù hợp thế nhưng Đạo giáo không quên " ghi nguồn" để luôn nhắc nhở hậu thế rằng đây là sự vay mượn để đạt được sự hòa hợp tôn giáo tín ngưỡng với nhau. Chứ không phải kiểu " vay mượn, sửa đổi nhưng không ghi nhớ nguồn". Trong bảo cáo, danh hiệu của Đẩu Mẫu luôn ghi

" Ma Lợi Phác Thiên Đại Thánh" - đó chính là lời nói thay cho sự giải thích, ghi nguồn.

=> Như vậy ta có thể thấy, với hình tướng Đẩu Mẫu tứ thủ bát ti này. Đã nói lên sự hòa hợp tôn giáo, là sự niềm nở đón nhận của 1 người chủ ( Đạo giáo) với 1 vị khách ( Phật giáo) trong chính nhà của mình. Và 1 lần nữa khẳng định rằng, Đẩu Mẫu vốn có hình tướng nguyên thủy, chứ không phải nhờ dựa vào Ma Lợi Chi Thiên Bồ tát thì mới hiện hữu ngài.

 

Ý kiến của bạn
  • Hỗ trợ
    0935.118.118
    0968.488.488
     
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn